Tin tiêu điểm


Bộ Công Thương vừa có báo cáo cập nhật kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và dự báo năm 2024 gửi Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo đặc biệt lưu ý: Năm 2024, thiếu điện vẫn có thể xảy ra vào tháng 6 và tháng 7.

Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời châu Âu (SPE) vừa phát hành báo cáo mang tên: Triển vọng thị trường điện mặt trời toàn cầu (giai đoạn 2023 - 2027) - Global Market Outlook For Solar Power (2023 - 2027). Dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trích dẫn lại một số nội dung được đề cập trong báo cáo về triển vọng, thách thức của thị trường điện mặt trời ở khu vực Đông Nam Á nói chung, cũng như Việt Nam nói riêng để bạn đọc tham khảo.

Tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện đầu tư các dự án đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên) chiều ngày 23/10 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện nghiêm việc lập kế hoạch cụ thể, đường găng (biểu đồ) tiến độ triển khai các bước của dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số: 745/TTg-CN ngày 15/8/2023).

(Nangluongvietnam)-Ngày 16/10, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm việc với đoàn công tác các nhà đồng tài trợ dự án Nhà máy Thủy điện Tích năng Bác Ái. Đây là buổi làm việc đầu tiên trong chương trình tìm hiểu và thẩm định dự án của nhóm tài trợ.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá trong chuyển dịch năng lượng. Tuy nhiên, để triển khai thành công và hiệu quả Quy hoạch điện VIII, vẫn còn nhiều thách thức.

Thủy điện tích năng không còn xa lạ trong ngành năng lượng, nhưng công nghệ thủy điện không dùng nước lại là cách tiếp cận mới, độc đáo. Nó biến những quả đồi bình thường thành những ‘cục pin tích năng’ khổng lồ, như dự án RheEnergise của Anh Quốc hiện đang thực hiện. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Khí hậu biến đổi, nhiệt độ nóng lên kéo theo nhiều hệ lụy. Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đang cạn kiệt, đặt an ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng vào tình trạng bất ổn. Bài viết dưới đây, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số nghiên cứu, dự báo, khuyến nghị liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất thủy điện trên thế giới.
![Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 3]: Gợi ý của chuyên gia Việt Nam](https://songda.vn/Uploads/ThumsLibraries/Images/2023/10/23/171614126.jpg)
Vấn đề các nhà máy thủy điện cần vận hành tối ưu, tiết kiệm nước trong mùa kiệt và xả nước thừa ít nhất trong mùa lũ, nhưng vẫn đảm bảo được vai trò cắt lũ, cung cấp điện ổn định cho hệ thống luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ nhà máy thủy điện và các nhà quản lý. Vậy để tránh trường hợp các hồ cạn nước như nửa đầu năm 2023, chúng ta cần phải làm gì? Phân tích, gợi ý của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
![Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 2]: Kết quả thử nghiệm tại Việt Nam](https://songda.vn/Uploads/ThumsLibraries/Images/2023/10/23/171253700.jpg)
Sau 30 năm áp dụng thành công tại Nhật Bản, năm 2016, công nghệ hỗ trợ vận hành tối ưu và an toàn cho thuỷ điện của quốc gia này đã được thử nghiệm tại Việt Nam. Kết quả ứng dụng cho thấy: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành từ công nghệ này đã chứng minh hiệu quả vượt trội về kinh tế và nâng cao tính an toàn trong vận hành thủy điện ở Việt Nam.
![Công nghệ Nhật Bản trong vận hành thuỷ điện [kỳ 1]: Báo động về nguồn nước ở Việt Nam](https://songda.vn/Uploads/ThumsLibraries/Images/2023/10/23/170759402.jpg)
(Nangluongvietnam)Biến đổi khi hậu đi đôi với hiện tượng thời tiết cực đoan do El Nino đang có những tác động nghiêm trọng lên nguồn nước ở Việt Nam. Các dữ liệu quan trắc đã cho thấy, tình trạng nóng lên đáng báo động đi kèm với thiếu hụt một lượng rất lớn nước trên các dòng sông ở nước ta. Tháng 6 vừa qua phần lớn các hồ chứa thủy điện ở Việt Nam bị cạn kiệt gây ra tình trạng căng thẳng do thiếu điện sinh hoạt và sản xuất. Và dự báo đáng lo ngại là tình trạng thiếu nước sẽ còn kéo dài sang tận năm sau.

Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Quốc gia Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam. Dựa trên kết quả chạy mô hình và phân tích của Báo cáo, WB đã đề xuất 5 gói chính sách ưu tiên để Việt Nam khắc phục tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới trung hòa carbon.









